Trong kho tàng ngạn ngữ nước Nga có một câu nói mang đậm tính triết lý nhân sinh và rất đúng với thực trạng yêu đương hiện tại là “Lòng ghen tuông biến con người thành thú dữ”. Bởi tất cả chúng ta đều khao khát có một tình yêu đích thực, viên mãn. Nhưng không phải ai cũng biết cách yêu sao cho đúng. Có những người khi yêu vào lại trở nên ghen tuông, chiếm hữu người yêu một cách mù quáng và tự lấy danh nghĩa “tình yêu” để che đậy cho sai lầm của mình.
Vậy sự chiếm hữu trong tình yêu là gì? Nó gây ra những hậu quả nghiêm trọng như thế nào? Hãy cùng theo dõi qua bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp cho mình nhé!
Chiếm hữu trong tình yêu là gì? “Chiếm hữu” là một trong những bản tính vốn có ở con người. Những người sở hữu tính cách này khi yêu thường có xu hướng kiểm soát, ghen tuông thái quá và khao khát độc chiếm người yêu mãnh liệt. Họ hoàn toàn không muốn bất kỳ ai tiếp xúc và gần gũi với “nửa kia”, kể cả người thân hay bạn bè thân thiết.
Tìm hiểu về tính chiếm hữu là gì?
Có thể bạn chưa biết, tính chiếm hữu là một trong các bản năng “nguyên thủy” của loài người. Tùy thuộc vào nhận thức, tư tưởng ở mỗi người mà nó được thể hiện ra bên ngoài với từng mức độ khác nhau. Nó bộc lộ rõ nhất là khi con người đứng trước quyền lợi, danh vọng, tiền tài, vật chất hay lợi ích cá nhân nào đó.
Hiểu đơn giản, chiếm hữu là việc bạn khát khao được nắm giữ, sở hữu riêng một cái gì đó cho mình và không muốn chia sẻ nó với ai. Thậm chí, bạn có thể bất chấp mọi thủ đoạn, không ngại giẫm đạp lên người khác để chiếm đoạt thứ mình thích nhằm thỏa mãn ham muốn của bản thân. Vì thế, bản tính này còn khiến bạn dần trở nên độc tài, ích kỷ, mất hết lý trí và làm ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ xung quanh.
Chiếm hữu trong tình yêu là gì?
Vậy bạn có hiểu sự chiếm hữu trong tình yêu là gì không? Đó chính là khi bạn yêu người nào đó một cách mù quáng, điên dại đến mức thích kiểm soát thái quá, ghen tuông điên cuồng và khao khát độc chiếm hoàn toàn người yêu. Trong đầu bạn lúc nào cũng hiện diện hình bóng “nửa kia” và không ngừng nhung nhớ về họ. Bạn luôn muốn mọi hành động, cử chỉ, kể cả suy nghĩ, tinh thần và cảm xúc của đối phương phải nằm trong phạm vi quan sát của mình, không được rời khỏi nửa bước.

Bên cạnh đó, bạn không thích bất kỳ ai có quyền được qua lại hay tiếp xúc gần gũi, thân mật với người yêu mình, kể cả người thân hay bạn bè thân thiết. Và nhất là người khác giới. Bởi vì điều này dễ khiến cho bạn cảm thấy khó chịu, tức giận và bức bối trong lòng. Hãy tìm mua đồ chơi tình dục giá rẻ tại tphcm nhé.
Lâu dài, trong tiềm thức của bạn dần hình thành nên những luồng suy nghĩ tiêu cực, độc đoán. Dẫn đến hành vi mang tính cực đoan có thể làm tổn thương đến chính mình và mọi người xung quanh.
Trên thực tế, hiếm có người nào chịu thừa nhận bản thân sở hữu tính cách này khi bước chân vào mối quan hệ yêu đương. Bạn sẽ ngộ nhận đây là những điều hết sức bình thường mà cặp đôi nào chẳng có, bởi người ta thường nói “Có yêu thì mới có ghen”.
Tuy nhiên, bạn hoàn toàn không ý thức được những quan điểm này thực chất chỉ đang bao biện, che đậy cho sự gia trưởng, độc tài và ích kỷ của mình. Bạn chỉ biết coi trọng cảm xúc, ham muốn bản thân mà không thèm quan tâm đến nỗi khổ tâm của “người ấy”.
Đồng thời, chính bạn đã tạo ra một “xiềng xích” vô hình trói chặt thể xác lẫn tinh thần của đối phương. Thế nhưng, bạn vẫn không hề hay biết rằng, họ đang cố gắng vùng vẫy để có thể nhanh chóng thoát khỏi bạn đấy.
Tính chiếm hữu cao đem lại những hệ lụy gì khi yêu?
Hình thành nên sự rạn nứt trong tình cảm
Chính vì sở hữu bản tính chiếm hữu quá cao, cộng với việc yêu đương mù quáng, điên cuồng. Khiến bạn có cảm giác như “nửa kia” là người không chung thủy, có thể “cắm sừng”, phản bội bạn mọi lúc mọi nơi. Do đó, mà bạn yêu cầu đối phương phải cắt đứt và chấm dứt hết tất cả mối quan hệ khác. Ngay cả người thân, bạn bè thân thuộc cũng không ngoại lệ. Không những vậy, bạn còn kiểm soát luôn không gian và thời gian riêng tư của họ.

Bạn đừng nghĩ làm như vậy đối phương sẽ toàn tâm toàn ý với mình. Vì hành động này chỉ càng khiến họ thêm mệt mỏi, căng thẳng, áp lực, sợ sệt và tránh né bạn hơn thôi. Dẫn đến, xảy ra nhiều trận xung đột, mâu thuẫn và cãi vã không có hồi kết. Đồng nghĩa với việc, trong mối quan hệ tình cảm của hai người sẽ dần hình thành nên những “vết rạn nứt” khó mà “chấp vá”, gắn kết lại như lúc ban đầu.
Khiến bạn không khỏi đau đầu vì những chuyện vô bổ
Nguyên nhân chủ yếu khiến bản tính chiếm hữu trong bạn trỗi dậy, một phần là do bạn luôn cảm thấy thiếu an toàn và tự ti, mặc cảm về bản thân. Vì thế, bạn thường xuyên tự “thêu dệt” và suy diễn đến những chuyện vô bổ, không có tính xác thực. Chính chúng đã đẩy bạn rơi vào trạng thái bất an, lo sợ và không yên tâm về chuyện tình cảm giữa mình và “nửa kia”.
Bạn phải hiểu một điều, ý nghĩa thực sự của tình yêu là mang đến cho con người sự hạnh phúc, vui vẻ, thoải mái, lạc quan yêu đời và nguồn năng lượng sống tích cực. Ngược lại, nếu nó chỉ đem đến sự giày vò, khổ đau, buồn bực và biết bao muộn phiền, thì đủ cho thấy bạn đang yêu sai cách và không hiểu thế nào gọi là “yêu”.
Trong thời gian dài, nó có thể tác động tiêu cực đến tâm lý, sức khỏe và tinh thần của bạn. Tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh như stress, trầm cảm, rối loạn cảm xúc, rối loạn lo âu,… Khiến bạn khó kiểm soát tốt hành vi, suy nghĩ. Cũng như làm giảm chất lượng cuộc sống và hiệu quả trong công việc. Xem thêm mua dương vật giả xuất tinh silicon để thực hành quan hệ hiệu quả
Tạo áp lực vô hình đè nặng lên đối phương
Thông thường, người ta tìm đến tình yêu nhằm mục đích tận hưởng những phút giây hạnh phúc, thoải mái, vui vẻ và được tự do làm điều bản thân yêu thích. Chứ không một ai lại mong muốn bị người yêu kiềm kẹp, kiểm soát một cách gắt gao, điên dại hay làm tổn thương mình.

Vì vậy, những hành động mang tính chiếm hữu quá cao, sẽ làm cho “người ấy” có cảm giác bí bách, ngộp thở như đang bị áp bức, giam lỏng trong một “chiếc lồng” vô hình do chính tay bạn tạo ra. Đến khi mọi thứ đã vượt quá sức chịu đựng của đối phương, chắc chắn họ sẽ cố gắng vùng vẫy. Tìm đủ mọi cách để thoát ly khỏi bạn ngay lập tức. Đối với họ lúc này, bạn chẳng khác gì một “con thú dữ”. Càng ở bên cạnh bạn, chỉ càng khiến họ bất an, căng thẳng và sợ hãi nhiều hơn thôi.
Trong tình yêu có nên xuất hiện bản tính chiếm hữu?
Đọc đến đây, chắc hẳn sẽ có nhiều bạn nghĩ tính chiếm hữu cao là một sự độc hại, tiêu cực, tuyệt đối không nên xuất hiện trong chuyện tình cảm. Vì nó giống như “liều thuốc độc” có thể giết dần giết mòn cuộc tình đẹp của hai người. Và đã yêu nhau thật lòng, bằng cả tấm chân tình, thì ai cũng cố gắng dành hết những điều tốt đẹp cho “nửa kia”. Không một ai lại muốn làm tổn hại đến người mình yêu. Thể hiện tình yêu bằng cách quan tâm sức khỏe, mua hồng sâm hàn quốc cho người yêu.
Quan điểm này của bạn cũng không hẳn là sai. Nhưng bạn cần phải biết tình yêu là một phạm trù rộng lớn, muôn màu muôn vẻ và bao gồm nhiều sắc thái cảm xúc khác nhau.
Đôi khi, chính sự chiếm hữu, ghen tuông, hờn giận vu vơ lại là thứ “gia vị” không thể thiếu, “nêm nếm” thêm hương vị ngọt ngào, lãng mạn cho mối quan hệ giữa hai người. Góp phần giúp bạn và “người ấy” càng gắn bó, thấu hiểu và đồng cảm với nhau nhiều hơn sau mỗi lần tranh luận hay cãi vả.
Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi nó có chừng mực, điểm dừng và không đi quá giới hạn. Dù trong bất kỳ tình huống nào, bạn cũng phải đặt sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau lên hàng đầu. Tránh làm ra những hành vi cực đoan, gây tổn thương về tinh thần, lẫn thể chất cho đối phương. Vì như thế, chỉ càng đẩy cả hai đi đến bờ vực chia ly, đường ai nấy đi và không còn cách nào cứu vãn được nữa.
Chúng tôi hy vọng rằng, dựa vào những chia sẻ hữu ích trong bài viết này, bạn đã hiểu rõ về tính chiếm hữu trong tình yêu là gì và hệ lụy mà nó mang lại là như thế nào? Từ đó, có thể giúp bạn học được cách yêu sao cho đúng và biết lắng nghe, quan tâm đến cảm xúc của người yêu nhiều hơn. Cũng như, tạo dựng cho mình mối quan hệ yêu đương lành mạnh, tích cực và duy trì bền vững.