“Thất tình lục dục” là một trong những thứ con người khó buông bỏ nhất trên con đường tu học Phật pháp và tu hành chánh quả. Bởi vì nó xuất phát từ “tâm” và được hình thành kể từ lúc chúng ta vừa cất tiếng khóc chào đời. Tùy vào nhận thức, cảm xúc và suy nghĩ ở mỗi người mà mức độ nó bộc phát ra bên ngoài là nhiều hay ít. Vậy thực chất ý nghĩa của thất tình lục dục là gì? Và biện pháp nào giúp chúng ta kiểm soát tốt được “4 chữ” này? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm cho mình câu trả lời nhé!
Thất tình lục dục là gì? Trong quan niệm Phật giáo, “thất tình” thường được hiểu là 7 sắc thái liên quan đến biểu cảm và tâm lý của con người, bao gồm: Hỷ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục. Hiểu một cách đơn giản, đây chính là những cảm xúc vốn có ở loài người, chẳng hạn như: vui vẻ, hạnh phúc, tức giận, ganh ghét, đố kỵ, đau khổ, khát vọng,…Còn “lục dục” là nói đến bản năng dục vọng và sự ham muốn về thể xác khi tiếp xúc với một người nào đó.
Tìm hiểu sơ lược về khái niệm thất tình lục dục là gì?
Trong kho tàng kiến thức Phật pháp có một câu nói triết lý mang đậm tính nhân văn là “Trong sạch và nhơ bẩn cũng đều tùy thuộc nơi mình. Không ai có thể làm cho người khác trong sạch hay ô nhiễm”. Tuy nhiên, đứng trên góc nhìn thực tế, khi bạn sống ở một xã hội mà hầu như mọi thứ đều bị chi phối bằng hai chữ “tiền tài” và “quyền lực”.
Cùng với đó là gánh nặng, áp lực cuộc sống đè nặng lên đôi vai, đã khiến bạn dần đánh mất đi chính mình. Và bạn cũng chẳng khác gì một “con thiêu thân” chỉ biết lao vào đời “kiếm ăn”. Hay nói đúng hơn, khi bạn đứng trước những lợi ích, mưu cầu cá nhân, bạn rất khó giữ vững được cái tâm trong sáng và sự lương thiện.
Bạn có bao giờ đặt ra câu hỏi tại sao bất kỳ người nào từ khi còn là một đứa trẻ đều mang trong mình sự ngây thơ, đơn thuần, hồn nhiên, lạc quan, vô lo vô nghĩ. Nhưng đến lúc trưởng thành, bước chân ra ngoài xã hội, thì dường như họ đều bị biến chất, thay tính đổi nết, không còn giữ được nét thuần khiết, thiện lành như xưa.
Tất cả là do con người bị tác động nặng nề từ môi trường sống và 4 chữ “thất tình lục dục” xuất phát từ “tâm”. Nếu bạn không biết thức tỉnh, bạn sẽ rất khó kiểm soát tốt “4 chữ” này. Chưa dừng lại ở đó, nó còn có thể xui khiến bạn sa đọa vào con đường tội lỗi, đắm chìm trong những sắc dục, cám giỗ mà không thể nào thoát thân ra được.
Vậy ý nghĩa của thất tình lục dục là gì? Theo quan niệm Phật giáo, “thất tình” là chỉ về 7 trạng thái cảm xúc, tâm lý, bao gồm: Hỷ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục. Nói một cách dễ hiểu thì đây chính là những xúc cảm vốn có ở loài người, chẳng hạn như: vui mừng, hạnh phúc, đau khổ, buồn chán, yêu thích, tức giận, đố kỵ, ganh ghét,… Còn đối với “lục dục” thì được chia thành 2 khía cạnh là “thân dục” và “lục trần”, nói về bản năng nhục dục. Tức là sự ham muốn thể xác và nhu cầu tình dục của con người.

Lý giải chi tiết ý nghĩa của “thất tình” và “lục dục”
Để có thể hiểu rõ một cách tường tận về “thất tình lục dục”, thì sau đây chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu chi tiết ý nghĩa của “thất tình” và “lục dục” là như thế nào. Cụ thể:
Ý nghĩa của “thất tình” là gì?
Bạn cần nắm rõ, “thất tình” ở đây không phải đề cập đến sự thất bại trong chuyện tình cảm. Mà theo đó, trong từ điển Hán – Việt, “thất” có nghĩa là số 7, còn chữ “tình” là chỉ về cảm xúc của con người. Khi ghép lại, chúng ta sẽ có được 7 sắc thái biểu cảm như sau:
– Hỷ (vui mừng): Là tâm trạng vui sướng, hạnh phúc, mãn nguyện khi chúng ta thỏa mãn, hài lòng về điều gì đó. Nó được thể hiện thông qua nụ cười, ánh mắt và các cử chỉ toát ra từ gương mặt.
– Nộ (tức giận): Là cảm xúc nóng nảy, giận dữ, tức tối đi cùng với những hành động tiêu cực khi bạn không vừa ý, hài lòng về cái gì đó.
– Ai (bi ai): Từ “ai” diễn tả tâm trạng khổ tâm, bi lụy, đau buồn, phiền muộn khi bạn đánh mất đi thứ quan trọng trong cuộc đời.
– Lạc (vui vẻ): Biểu thị cho cảm xúc tích cực, lạc quan, tươi vui nhưng so với từ “Hỷ” thì chữ “Lạc” thường ở mức thấp hơn. Có thể hiểu “lạc” chỉ là sự vui mừng chóng vánh, nhanh trôi đi mất.
– Ái (yêu thương): Thể hiện cho tấm lòng nhân hậu, độ lượng, bao dung, biết thương yêu vạn vật xung quanh. Hoặc “ái” chính là tình yêu mà bạn khao khát dành cho một người nào đó.
– Ố (ghét bỏ): Trạng thái hận thù, ghét bỏ được sinh ra từ lòng đố kỵ, ganh ghét, bản tính ích kỷ, hẹp hòi. Luôn tỏ ra khinh khi, coi thường đối với những người tài giỏi hoặc thua kém mình.
– Dục (dục vọng): Từ “Dục” ở đây không liên quan đến tình dục. Mà nó ám chỉ sự khao khát, ham muốn về những thứ mà bản thân cảm thấy yêu thích, bị hấp dẫn như: của cải, vật chất, tiền bạc, quyền lực, danh vọng, chức vị, tình cảm, địa vị, danh lợi,…
Ý nghĩa của “lục dục” là gì?
Trong “lục dục” sẽ được phân thành 2 khía cạnh khác nhau là “thân dục” và “lục trần”.
Thân dục là gì?
Là những ham muốn về thể xác, nhu cầu tình dục khi đứng trước người khác giới. Cụ thể gồm có:
– Sắc dục: Là nói đến sắc đẹp ma mị, cuốn hút, mê hoặc của đối phương khiến cho thần trí bạn điên đảo, say đắm không ngớt.
– Hình mạo dục: Ám chỉ sự si mê, cuồng luyến và mê muội không lối thoát khi bạn được chiêm ngưỡng ngoại hình, vóc dáng, gương mặt kiều diễm của người khác giới.
– Oai nghi dục: Là sự hấp dẫn, lôi cuốn được toát ra từ những hành động, cử chỉ của người khác giới làm cho bạn bị đảo điên tâm trí và mê đắm.
– Ngôn ngữ âm thanh dục: Chỉ về những loại âm thanh quyến rũ, mê ly làm động lòng người được phát ra từ miệng đối phương.
– Tế hoạt dục: Nói về những cảm xúc khó tả, sự thổn thức, bồn chồn mỗi khi bạn và người khác giới tiếp xúc, gần gũi với nhau. Lâu dài, khiến bạn sinh ra lòng ham muốn, mê đắm cơ thể của họ.
– Nhân tướng dục: Là những người sở hữu nhân cách và tướng mạo hoàn hảo một cách toàn diện. Nhờ vào khí chất sang trọng, dáng vẻ quý phái phái, thanh cao. Cách cư xử lễ độ, đúng mực, bản tính hiền hòa, nhân hậu, độ lượng, nên họ rất dễ gây ấn tượng mạnh và chiếm lấy cảm tình của người khác.
Lục trần là gì?
Lục trần là chỉ về 6 chủ thể bên ngoài bao quanh con người, cụ thể gồm:
– Nhãn dục: Là cảm giác thích thú, mê say, bị thu hút mạnh mẽ bởi một thứ gì đó khi bạn nhìn thấy nó.
– Nhĩ dục: Là sự mê muội, cuồng si và bị mê hoặc khi bạn nghe thấy những tâm thanh dịu dàng, ngọt ngào làm rung động lòng người.
– Tỷ dục: Đây là cảm giác yêu thích say đắm về một loại hương vị nào đó. Nó kích thích mạnh mẽ đến vị giác nên khiến bạn khó lòng mà cưỡng lại được.
– Thiệt dục: Thể hiện sự yêu thích, hợp khẩu vị về một món ăn ngon. Cho nên, dù bạn có ăn nhiều lần cũng không thấy chán ngán.
– Thân dục: Sắc thái này không chỉ nói đến ham muốn dục vọng hay nhu cầu tình cảm giữa nam và nữ. Mà còn ám chỉ tất cả những thứ mang đến cho bạn sự hài lòng, thích thú và thỏa mãn khi có được nó.
– Ý dục: Bao gồm những hiện tượng, sự vật tồn tại trong cuộc sống mà có thể hấp dẫn, thu hút các giác quan của con người chú ý đến nó.
Nên làm gì để kiểm soát tốt “thất tình lục dục” trong “tâm” chúng ta?
Thật ra mà nói, muốn buông bỏ hết 4 chữ “thất tình lục dục” là điều không hề dễ dàng và đến nay chưa một ai có thể làm được. Bởi đây chính là những mong muốn, xúc cảm, nhu cầu và bản năng “nguyên thủy” mà ai trong số chúng ta cũng sở hữu. Đồng thời, nó đem đến cho bạn trạng thái tích cực hay tiêu cực còn tùy thuộc vào nhận thức, suy nghĩ và cách bạn cảm nhận cuộc sống.
Tuy nhiên, bất cứ điều gì trên đời này cũng đều có hướng đi và cách giải quyết của nó cả. Bởi người đời thường nói “Nếu thực sự muốn người ta sẽ tìm cách. Còn không muốn sẽ tìm lý do”. Chỉ khi bạn có đủ bản lĩnh, sự mạnh mẽ, kiên trì, quyết tâm không ngừng nghỉ, thì bạn vẫn có thể kiểm soát và điều tiết tốt cảm xúc, tâm trạng và ham muốn của mình. Vì thế, bạn hãy thử bắt đầu bằng một vài biện pháp sau:
Học cách làm chủ hành vi và cảm xúc
Theo như các chuyên gia tâm lý chia sẻ, hành vi và cảm xúc bị chi phối rất nhiều bởi nhận thức của con người. Chính vì vậy, khi bạn đối diện với xung đột, mâu thuẫn, thì trong đầu bạn lúc nào cũng hình thành nên luồng suy nghĩ tiêu cực, mất hết lý trí, sự bình tĩnh, khiến bạn không còn làm chủ được bản thân. Kéo theo đó là những hành động mang tính cực đoan, vừa làm hại mình, vừa tổn thương người khác.

Do đó, trước tiên bạn cần phải học cách lắng nghe, hạ thấp “cái tôi” xuống, kiềm chế bớt cảm xúc tức giận, nóng nảy. Bạn không nên vì sự kích động bên ngoài mà trở nên bực tức, hùng hổ, bộc phát hết tính nóng nhằm xả cơn giận. Thay vào đó, bạn hãy biết giữ “tâm tịnh như nước”, lập trường vững vàng và suy nghĩ thấu đáo, sáng suốt. Có như vậy, bạn mới đủ bình tĩnh để tìm ra biện pháp giải quyết mọi chuyện êm đẹp, vẹn cả đôi đường.
Luôn suy nghĩ tích cực
Bạn nên biết rằng, trên đời này không có cái gì là hoàn hảo tuyệt đối cả. Đôi khi, sẽ có những thứ khiến bạn gục ngã, rơi vào trạng thái bi quan, tuyệt vọng, đau khổ và mất hết năng lượng sống. Bởi vì cuộc đời mỗi người luôn chứa đựng đầy rẫy khó khăn, thách thức, chông gai. Bắt buộc bạn phải đối mặt và thích nghi với nó, nếu không muốn bị đào thải ra khỏi quy luật tồn tại chung của xã hội.

Tuy nhiên, giông tố nào rồi cũng sẽ qua, cơn mưa nào rồi cũng sẽ tạnh. Sau những lần vấp ngã đó, chính là bài học xương máu, kinh nghiệm quý giá mà cuộc sống ban tặng cho bạn. Giúp bạn ngày càng trưởng thành, có thêm sự bản lĩnh, tự tin, mạnh mẽ bước tiếp và vượt lên nghịch cảnh.
Thế nhưng, nếu bạn muốn ngộ ra được chân lý này, thì bạn hãy tập nhìn đời theo chiều hướng tích cực, khách quan, biết suy nghĩ cởi mở, thoáng đạt. Cứ sống và trải nghiệm hết mình. Đừng vì một chữ “thất bại” mà chôn vùi thanh xuân vào trong bể khổ để rồi tự dằn vặt, tra tấn bản thân.
Mạnh dạn giãi bày tâm tư với bạn bè, người thân
Nếu bạn cảm thấy mọi thứ quá đỗi khó khăn, không thể nào tự mình giải quyết, khắc phục. Thì hãy tìm đến người thân, bạn bè thân thuộc, đáng tin cậy để tâm sự, giãi bày suy tư, nỗi lòng chất chứa bấy lâu nay. Đừng cố gắng che đậy, gắng gượng chịu đựng một mình.
Bởi bạn càng chôn giấu nó trong lòng. Lâu ngày, nó càng chồng chất và dần dần biến thành “liều thuốc độc”, giết dần giết mòn tinh thần và sức khỏe của bạn. Chưa kể, nó còn sở hữu “ma lực” có thể thôi thúc bạn đi vào “bóng tối” và dễ bị sa ngã. Cho nên, bạn hãy tự tin thổ lộ, trải lòng, vì biết đâu bạn sẽ nhận được nhiều lời khuyên chân thành và hữu ích từ họ.
Hy vọng rằng, thông qua những kiến thức bổ ích trong bài viết này, bạn đã hiểu rõ về thất tình lục dục là gì? Cũng như làm cách nào để kiểm soát tốt “4 chữ” này. Bạn hãy nhớ, vận mệnh là do chúng ta nắm giữ. Cuộc sống có tốt đẹp, hạnh phúc hay không tất cả đều phụ thuộc vào chính mình. Thế nên, bạn hãy cố gắng giữ cho mình một cái tâm trong sáng, bản tính thiện lương. Để có thể vượt qua mọi cám dỗ và vững bước trên con đường học đạo của mình nhé!